Mô tả hiện tượng


Mặt tường bị rạn, các vết nứt phát triển về chiều dài, độ sâu theo thời gian, chủ yếu 6 tháng đầu, đặc biệt trong tuần đầu tiên. Nếu bề mặt có mastic thì chỉ khi vết nứt đủ lớn, cường độ kéo đủ lớn vượt qua cường độ kéo của mastic thì mới thấy nứt dù nứt đã xảy ra trước đó

Nguyên nhân

 

• Do đặc điểm khí hậu Việt Nam nhiệt đới nóng ẩm
• Do kỹ thuật thi công xây dựng
• Vữa trộn 1 lần và dùng cho thời gian dài (thay vì trộn đến đâu dùng đến đó).
• Sau khi tô tường không bảo dưỡng tưới nước dưỡng ẩm thường xuyên (4-5 ngày) đặc biệt các bề mặt hướng tây
• Dùng xi măng mác cao (PCB trên 40) nên dùng xi măng mac PCB 30.
• Tô hồ quá dày(2,5cm) hoặc quá mỏng (< 1,0 cm).
• Tô hồ măng vội (tường xây xong cần để khoảng 10 ngày mới tô).
• Xây tường không chuẩn: mạch vữa không “no”, hồ tô nhiều nước. 

• Cát quá mịn, cát dùng xây tô có hàm lượng sét tương đối lớn
• Gạch xây sử dụng có chất lượng thấp, hoặc loại được sản xuất theo công nghệ thủ công

Cách xử lý

• Nếu mặt tường bị rạn nứt răm nhỏ: dùng phụ gia chống thấm hoặc sơn lót có khả năng chống thấm và đàn hồi lót lại toàn bộ mặt tường, sau đó sơn bình thường. Nết vết nứt lớn: kẻ theo đường nứt bề rộng từ 0.5 cm – 1 cm, bắn keo silicon (loại sơn lên được) rồi sơn lại
• Đục bỏ lớp hồ tô, vệ sinh sạch, đóng lưới thép, tô lại rồi bắt đầu quy trình sơn từ đầu.
• Đặc biệt nghiêm trọng: đập bỏ bức tường và xây lại 

Biện pháp phòng ngừa


Kỹ thuật thi công xây dựng: Trộn vữa: trộn đến đâu dùng đến đó. Sau khi tô tường nên bảo dưỡng tưới nước dưỡng ẩm thường xuyên (4-5 ngày). Không nên dùng xi măng mác cao để tô tường (PCB trên 40), nên dùng xi măng mac PCB 30 .
• Nên tô hồ trong khoảng dày 1 - 2,5cm.
• Không tô hồ vội - tường xây xong cần để khoảng 10 ngày mới tô.
• Phối trộn hồ vữa theo tiêu chuẩn
• Lựa chọn nguồn vật liệu xây dựng, cát có độ mịn phù hợp, sử dụng gạch xây chất lượng cao.